DU LỊCH SƠN LA NGỌC CHIẾN – XUÔI VỀ MIỀN QUÊ CỔ TÍCH

“Miền quê cổ tích” là danh từ mà rất nhiều du khách nói về Du lịch Sơn La Ngọc Chiến. Nơi có cả cảnh đẹp thiên nhiên và câu chuyện tình lãng mạn của đôi trai gái xưa. Tình yêu của họ là cội nguồn cho một Ngọc Chiến hoang sơ, huyền bí mà đầm ấm hạnh phúc.

Khung cảnh bình yên của miền quê Ngọc Chiến.
Khung cảnh bình yên của miền quê Ngọc Chiến.

Nằm ở độ cao trên 1.800m so với mặt nước biển. Xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La có khí hậu trong lành. Cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ.

Đến với du lịch Sơn La, du lịch Tây Bắc, bạn không chỉ được trải nghiệm tắm suối khoáng nóng tự nhiên. Chiêm ngưỡng những cánh đồng lúa chín, cây tình nhân. Mà còn được gặp gỡ, giao lưu với những con người quê thân thiện. Những bản sắc văn hóa độc đáo được đồng bào các dân tộc gìn giữ suốt bao đời nay.

Ngâm mình trong dòng nước khoáng nóng tự nhiên tại Ngọc Chiến.
Ngâm mình trong dòng nước khoáng nóng tự nhiên tại Ngọc Chiến.

Định vị Ngọc Chiến trong Du lịch Sơn La

Ngọc Chiến cách trung tâm huyện Mường La 30km. Để đến Ngọc Chiến phải đi qua đỉnh Sam Síp ở độ cao gần 2.000m so với mực nước biển. Với 30 khúc cua ẩn mình trong biển mây. Du lịch Tây Bắc Ngọc Chiến, du khách ngỡ như lạc vào miền cổ tích. Ở đó phong cảnh sơn thủy hữu tình. Cho du khách những góc nhìn độc lạ, hiếm thấy so với những nơi khác.

Du lịch Sơn La Ngọc Chiến để sống trọn cùng một chuyện tình tuyệt đẹp đẽ. Gắn với cuộc thiên di đau thương nhưng rất đỗi lãng mạn của đôi trai gái xưa

Ngoài cảnh sắc thiên nhiên đẹp, Ngọc Chiến còn được biết đến với một câu chuyện tình cảm động. Gắn liền với tên gọi của nhiều địa danh nơi đây. Truyền thuyết của người Thái trắng ở Ngọc Chiến có tên “Truyền thuyết khâu Sam síp” kể rằng:

Ngày xưa, ở một bản trên vùng thượng nguồn sông Đà, có một chàng trai là người ở đem lòng yêu cô con gái của ông chủ nhà. Đây một gia đình giàu có và quyền uy nhất ở mường thời đó. Tình yêu của họ không được bố cô gái chấp nhận. Vì theo tập tục thì người ở, người nghèo không thể lấy người quý tộc. Vì yêu chàng trai, cô con gái quyết phá bỏ tục lệ để lấy chàng ta làm chồng. Ông bố tức giận đuổi cả hai người ra khỏi nhà, ông còn nói nếu để ông tìm thấy. Ông sẽ giết chết cả hai người. Thế là cô gái quyết tâm cùng chàng trai ra đi tìm nơi sinh sống.

Trước khi họ đi, người mẹ vì thương con gái nên mới giấu chồng đưa cho ít vàng bạc để làm lộ phí. Và mời thầy mo về xem quẻ. Gieo quẻ xong, thầy mo nói: “Phải làm một cái bè to, xuôi theo sông Đà, khi thấy bè mắc cạn ở đâu thì lên bờ để tìm nơi sinh sống. Có như vậy thì cuộc sống sau này mới sung túc được.”

Nghe theo lời thầy mo, đôi trai gái cùng một số người hầu xuôi bè theo sông Đà để đi tìm nơi ở mới. Sau gần một tháng trời vượt qua hết thác này ghềnh nọ. Bè mắc lại ở một doi đất lớn giữa dòng sông, nay thuộc khu vực bản Hua Lon, thị trấn Ít Ong. (cũng là nơi tọa lạc của nhà máy thủy điện Sơn La ngày nay).

Nhớ lời ông mo dặn, đôi trai gái cùng đoàn người lên bờ ngược theo suối mà đi. Thấy suối có rất nhiều Pa Păn (Cá Păn) đoàn đã đặt tên cho suối là Nặm Păn (suối Nậm Păm ngày nay). Đến đỉnh một ngọn núi cao, cũng vừa tròn một tháng đi đường. Nên đoàn người đặt tên cho đỉnh núi này là khâu Sam Síp (tức là đỉnh núi 30 ngày). Hôm sau, đoàn đi tiếp xuống chân núi, thấy một con suối rất trong. Đoàn nghỉ lại cởi bỏ quần áo, tư trang giặt rũ, phơi phóng và gọi tên suối này là Nặm Kẻ (suối cởi).

Đoàn đi tiếp, gặp một suối to, con gái không qua được. Nên các anh con trai phải vào rừng chặt lấy dây mây về buộc làm cầu treo cho đoàn người đi qua, sau đặt tên nơi này là Khua Vai (cầu mây). Hôm sau, đoàn người đi tiếp thấy một bãi bằng mênh mông, gió thổi lồng lộng. Ngắm nhìn đến khô cả mắt, đoàn dừng chân đặt tên là Phiêng Ta Kháư (bãi khô mắt). Tối đến, đoàn người nghỉ lại, dựng lều và nhóm lửa lên làm cơm nước. Cho nên khu vực này mới có tên gọi là Bản Phày (bản lửa). Thấy nơi này chưa ưng để lập bản, đoàn người tiếp tục đi…

Cảnh sắc thiên nhiên hữu tình tại Ngọc Chiến
Cảnh sắc thiên nhiên hữu tình tại Ngọc Chiến

Vượt qua một ngọn núi thấp, đoàn người như bừng tỉnh bởi một cánh đồng bằng phẳng, đất đai màu mỡ, cây cối tốt tươi. Họ quyết định dừng chân ở đây để dựng bản, để tưởng nhớ đến cuộc thiên di. Đoàn người quyết định đặt tên bản mới là Mường Chiên (di chuyển). Đêm đêm, họ đốt lửa để soi sáng núi rừng và xua đuổi thú dữ. Chỗ này lâu ngày thành đống tro lớn, khi khai phá làm ruộng thì được đặt tên là Nà Tâu (ruộng tro). Thấy bãi đất phía trước có màu trắng thì đặt là Phiêng Khao. Mỏm núi có nhiều con nhím thì đặt tên là Pom Mỉn và các tên bản, tên suối cứ theo các đặc điểm mà đặt tên…

Cùng HaHa Travel thưởng ngoạn Du lịch Sơn La Ngọc Chiến ngày nay

“Đất lành chim đậu”, Ngọc Chiến ngày nay có 14 bản. Là nơi sinh sống của 2.174 hộ đồng bào dân tộc Kinh, Mông, La Ha, Thái. Cách không xa “Cây tình nhân” là bản Nà Tâu, nơi có cây sa mu 1.000 năm tuổi. Xa hơn là thác Băng Lỏng, đập thủy điện Nậm Chiến, bản Nặm Nghẹp nổi tiếng. Với những rừng cây sơn tra (táo mèo) cổ thụ bung nở trắng núi đồi sau Tết Nguyên Đán. Đặc biệt, du khách được khám phá các nét văn hóa độc đáo qua văn hóa then. Lễ hội mừng cơm mới, lễ hội cúng vía trâu, lễ dâng hoa măng. Nhất là được trải nghiệm “tắm tiên” cùng các sơn nữ trong những mó nước nóng cộng đồng tại bản Lướt.

Kiến trúc nhà sàn truyền thống mái lợp pơ mu
Kiến trúc nhà sàn truyền thống mái lợp pơ mu.

Du lịch Sơn La Ngọc Chiến không chỉ đẹp nên thơ mà còn cuốn hút du khách bởi kiến trúc “xanh” độc đáo. Những ngôi nhà truyền thống mái lợp pơ mu, những chiếc bàn bằng tre. Những bức tường trang trí bằng đá cuội, những con đường bê tông ngập tràn trong sắc hoa… Người Ngọc Chiến đã biết sản xuất nông nghiệp sạch với phát triển du lịch. Giữ gìn và phát huy bản sắc, tạo sự thân thiện, gần gũi thiên nhiên. Ngọc Chiến – miền cổ tích đang trở thành điểm đến hấp dẫn của mỗi du khách khi du lịch qua miền Tây Bắc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo